Trùng Sinh Chi Nha Nội

Chương 411: Kế hoạch giảng dạy ở vùng sâu vùng xa




Thông báo về dạy học ở các vùng nghèo với đối với các học sinh cao đẳng sắp tốt nghiệp đã được thông báo trước tết nguyên đán năm 92, do đồng chí phó trưởng phòng phòng giáo học Liễu Tuấn trực tiếp lên bản thảo, khoảng tầm gần 10000 chữ.

Tất nhiên, cách viết là của Liễu Tuấn, còn nội dung trong đó thì là trí tuệ của tất cả mọi người.

Bạch Dương rất tán dương đề nghị này của Liễu Tuấn, nên vô cùng ủng hộ. Cô đã mở ba cuộc họp ở trường, nói ý kiến của mình về phó trưởng phòng Liễu, nội dung rất phong phú.

Với cái việc “dạy học trên miền nghèo” này, Liễu Tuấn cũng có ít kí ức của kiếp trước, có điều chủ yếu là đã được gởi mở từ sự tích của Dịch Hàn. Vẫn nhớ hoạt động dạy học cho vùng nghèo trước kia đến tận sau năm hai nghìn mới bắt đầu mở ra, là một phần bổ sung của kế hoạch vĩ mô của đất nước, do trung ương Đoàn và quốc vụ viện đề ra, đối tượng giảng dạy chủ yếu là những trường tiểu học ở nơi lạc hậu, dạy họ cách học và công tác quản lí, hình như gọi là “Kế hoạch phục vụ tình nguyện của học sinh”, còn cụ thể thì Liễu Tuấn cũng chẳng nhớ rõ nữa. Chỉ nhớ rằng có một thời gian, toàn quốc đã rất ủng hộ cho phong trào này, nên cũng xuất hiện một loạt những nhân vật tiên tiến tiêu biểu, rất nhiều người làm nên sự tích đáng nhớ.

Nhưng về sau dần dần hoạt động này càng biến chất.

Có điều việc đó đã nằm trong lối suy nghĩ của Liễu Tuấn rồi.

Vốn dĩ anh ta chẳng muốn làm ầm ỹ lên, cũng chẳng muốn cố tình “lấy cắp bản quyền” của ý sáng tạo vào mười năm sau. Anh ta chỉ thấy rằng việc này có ý nghĩa rất tích cực, nếu thực hiện cho tốt thì sẽ thúc đẩy được công tác giáo dục ở các vùng lạc hậu, với những sinh viên vẫn ngầm “giảng dạy” như Dịch Hàn, đó là một sự khẳng định và khuyến khích.

Trong hội nghị, mọi người đều rất hứng thú với đề nghị này của Liễu Tuấn, cảm thấy rằng vừa hiếu kì vừa tán thành. Nhưng sau đó, vấn đề cũng đã xuất hiện không ít, đầu tiên là vấn đề chờ đợi.

Sinh viên tốt nghiệp lúc đó, vẫn do nhà nước phân công tác, đó là cái bát cơm sắt 100%, hơn nữa liên hệ trực tiếp với cấp bậc. Không giống với đời sau, thời gian qua nhanh, tinh thần “giúp người làm vui” đã ảnh hưởng sâu sắc đến một thế hệ học sinh mới, hoạt động tình nguyện được nhiều người hưởng ứng hơn nữa. Đầu những năm chín mươi mà muốn những người đã cầm “bát cơm sắt” trong tay bỏ công việc để lên vùng lạc hậu nghèo đói sinh sống, mặc dù chỉ là một hai năm, nhưng cũng chẳng dễ dàng gì.

Rất tất nhiên, lên đó dạy không phải hoàn toàn là không công.

Một vài gia đình, thắt lưng buộc bụng cho con đi học đại học. Chỉ đợi con mình bước vào đời là có thể chăm sóc lại gia đình. Ít nhất thì cũng không cần phải lo cho bản thân nó nữa. Vì thế đầu tiên là phải giải quyết vấn đề phí sinh hoạt cho sinh viên đi dạy ở vùng sâu vùng xa.

Mọi người cùng thường lượng, lúc đầu thì cho phí sinh hoạt, về sau Bạch Dương cho rằng không cần thiết nữa. Những người sinh viên này đã đi làm thầy giáo nhân dân, thì cần phải đối đãi học theo tiền lương của người tốt nghiệp từ ngành sư phạm. Coi đó như là tiền lương chính thức.

Điều này giống với tiêu chuẩn về tiền lương của đời trước.

Nói đến đãi ngộ, nhất định còn có chút tiền trợ cấp cho khoản đi lại xe cộ nữa.

Những thầy giáo về vùng sâu vùng xa, đồng thời cũng là vùng không tiện lợi trong giao thông. Những dịp lễ tết hay nghỉ hè về nhà cũng nên cho người ta ít tiền trợ cấp.

Mọi người cũng đã bàn về việc số tiền của một quỹ.

Hoạt động đi dạy là hoạt động phải ghi danh tự nguyện, người tự nguyện đến đăng kí, không thể cưỡng ép người ta đi. Nhưng tiền đề là phải để người ta thấy được sự đãi ngộ đối với những người tình nguyện, đương nhiên vẫn là những ưu đãi về mặt chính trị.

Phương diện này Liễu Tuấn đề nghị có thể dùng phương thức giải thưởng hoặc là huy chương để giải quyết. Những sinh viên hoàn thành một năm dạy học, nên được bằng khen vinh dự từ nhà nước và cho họ ưu thế khi vào đảng hay thăng tiến.

Có người bèn cười nói, vậy thì chẳng bằng tăng một cấp lương cho họ.

Người đề nghị như vậy chính là Khâu Tiểu Manh, đứa con gái lắm chuyện, Liễu Tuấn vẫn nhớ cô ta có người bạn trai ở cơ quan thị ủy thành phố Đại Ninh, hình như còn đẹp trai nữa kìa. Chỉ có điều chẳng biết là đã làm việc ấy chưa.

Khâu Tiểu Manh đề ra ý kiến này làm cho mọi người nổ rộ một tràng cười.

Liễu Tuấn lại trịnh trọng khẳng định ý kiến đó.

Dù sao thì người ta sống trong xã hội vật chất, cho thêm một cấp lương còn có ý nghĩa thực tế hơn, cũng có sức hút hơn.

Được sự khẳng định của phó trưởng phòng Bạch, Khâu Tiểu manh cười xấu hổ, đôi mắt liếc qua gương mặt đẹp trai của Liễu Tuấn. Chỉ đáng tiếc rằng tâm tư của Liễu Tuấn chẳng ở trên người cô ta, ít nhiều cũng làm cô ta thất vọng.

Nghĩ lại lần đầu tiên mình gặp Liễu Tuấn, thật nực cười, còn cho rằng anh ta là “tên trẻ tuổi” định tiếp cận trưởng phòng Bạch, không ngờ lại là một thiếu gia lợi hại đến vậy!

Ngoài ra hộ khẩu cũng là điều phải suy nghĩ đến.

Liễu Tuấn kiến nghị rằng hộ khẩu và tư liệu về những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng đi dạy tự nguyện sẽ, trong thời kì tự nguyện, tạm thời giữ lại ở trường cũ không động gì vào, đến sau khi đợt tự nguyện kết thúc, chính phức phân phối công việc rồi mới đưa đến đơn vị mới.

Sau khi đã thảo luận về vấn đề đãi ngộ, mọi người lại chuyển chủ đề sang khu được dùng để giảng dạy. Khu nào phù hợp để thực hiện hoạt động này, làm sao để xin phép, làm sao để thực hiện, đều phải tìm hiểu cho kĩ càng.

Ngoài ra, cả hoạt động dạy từ thiện này cũng cần phải có một lãnh đạo chuyên môn đến điều hành.

Về vấn đề này, Bạch Dương không hề khách khí, cho rằng phải để bộ trường học chịu trách nhiệm, không cần phải lập ra một ban chuyên môn khác nữa.

Kiến nghị là do bộ trường học đề ra, lại là đơn vị chính quản của công tác giáo dục tư tưởng của học sinh toàn tỉnh, nên để bộ trường học thống nhất vấn đề này cũng là điều hợp lí.

Trải qua cuộc thảo luận nhiệt tình, Liễu Tuấn vừa ghi ghi chép chép, vừa sửa đi sửa lại. Đến ngày cuối cùng của cuộc hội nghị, bản thảo này của Liễu Tuấn đã ra đời.

Cả báo cáo phân làm ba phần.

Phần thứ nhất đương nhiên là nói về động cơ và ý nghĩa của “hoạt động dạy học ở vùng sâu vùng xa” này. Liễu Tuấn nói một cách rất tự tin rằng, hoạt động này rất có ích với việc nâng cao công tác quản lí và giáo dục những khu lạc hậu, nhất định có thể đạt được tác dụng tích cực, nếu như thao tác thành công, thì có thể đẩy mạnh trên phạm vi toàn quốc.

Phần thứ hai là viết cụ thể cách thực hiện, có căn cứ đàng hoàng, rất gọn gàng.

Phần thứ ba nói về đãi ngộ của hoạt động với người tình nguyện.

Sau bản báo cáo dài vạn chữ này, còn một phần phụ lục, đó chính là giới thiệu rõ sự tích Dịch Hàn, cho rằng cần phải đưa Dịch Hàn làm ví dụ điển hình, phất cao lá cờ tuyên truyền, để trở thành tấm gương sáng cho hoạt động lần này.

Liễu Tuấn làm như vậy chẳng phải vì Dịch Hàn là bạn học cũ của anh ta, mà Liễu Tuấn cho rằng, chỉ có để cho Dịch Hàn thấy được cái lợi thực tế, thì mới có thể có tác dụng thúc đẩy được.

Dù sao thì, chỉ hô hào khẩu hiệu thôi chẳng được tích sự gì.

Buổi sáng ngày hôm sau, Bạch Dương đã nhận được bản thao của Liễu Tuấn trong phòng làm việc, ngạc nhiên lắm, sau khi cô đọc cẩn thận một lượt, đặt xuống chỗ cũ nhìn Liễu Tuấn.

“Sao thế?”

Thiếu gia Liễu bị người khác nhìn cho ngứa ngáy cả người.

“Được đấy, tiểu ngoan đồng, thật là không thể nhận ra được! Cây bút cừ đấy!”

Bạch Dương cười nói.

Liễu Tuấn dở khóc dở cười, hít vào một hơi dài rồi kháng nghị: “Đồng chí Bạch Dương, tôi nên biểu dương hay là phê bình câu này của đồng chí đây?”

“Đương nhiên là biểu dương rồi! Thế mà cũng không nghĩ ra à!”

Bạch Dương bĩu môi, tỏ vẻ rất “bất thiện”.

Từ khi Liễu Tuấn chuyển về đoàn tỉnh ủy, Bạch Dương ngày càng vui vẻ hoạt bát, thỉnh thoảng còn làm những động tác của nhiều năm về trước, ví dụ như bĩu môi. Đương nhiên, chỉ làm ở trước mặt Liễu Tuấn mà thôi.

“hì hì, bài văn của mấy tháng trước chị khen thế nào ấy nhỉ?”

Bạch Dương lại bĩu môi: “Cậu muốn nghe lời nói thật hay là lời nói dối?”

“Cái nào nghe lọt tai thì em nghe cái đó!”

Liễu Tuấn không bị “lừa”.

Bạch Dương cười rồi nói: “Bài văn đó của cậu cũng rất tốt. Nhưng tôi nói thật nhé, lúc đó tôi chỉ lo lắng cho cậu thôi, chứ chẳng cảm nhận gì được bài văn! Hơn nữa, bài văn đó của cậu, tôi nhận thấy, vẫn không có tư cách bình phẩm....Nhưng báo cáo này thì viết hay thật. Sát với thực tế thì không nói, quan trọng nhất là, có thể viết một cái báo cao phong phú về nội dung thế này, bản thân tôi đúng là không bằng được, chỉ có Bành Phi...”

Nói đến đây, đột nhiên Bạch Dương ngừng lại, trên khuôn mặt trắng đột nhiên xuất hiện vệt đỏ hồng.

Có lẽ rằng trong lòng Bạch đại tiểu thư, Bành Phi viết văn rất hay, đây có lẽ là nguyên nhân quan trọng của lúc đầu khi Bạch Dương đồng ý lấy Bành Phi.

Giờ đây Bạch đại tiểu thư lại cho rằng văn của “tiểu ngoan đồng” rất hay, càng làm cho cô nhớ lại những kí ức về Bành Phi.

Liễu Tuấn cười, sợ rằng động chạm đến chuyện đau lòng của Bạch dương, vội vàng chuyển chủ đề.

“Chị Bạch Dương, chị thấy rằng bài báo cáo này, trong ủy sẽ phê chuẩn chứ?”

Bạch Dương nháy mắt, nói: “Đây là việc tốt, tại sao ủy lại không phê chuẩn cho được?”

.............

Theo lí thường, báo cáo của bộ trường học cần phải giử đến phó bí thư phân quản Trí Hiểu Ba đọc trước. Sau khi Trì Hiểu Ba đọc, gọi ngay Bạch Dương và Liễu Tuấn đến, bảo họ nói rõ ràng tư tưởng của mình.

Thực ra Liễu Tuấn thấy rằng, trong bản báo cáo đã viết rất rõ ràng rồi. Nói theo cách nói của đời sau, đây hoàn toàn là sách chiến lược, chỉ cần gọi một người giám đốc có kinh nghiệm chút thôi là đã có thể viết một cách ra đầu ra đũa.

Có điều lãnh đạo làm việc thường rất cẩn trọng, Trình Hiểu Ba làn như vậy cũng là do lí do này.

Bạch Dương và Liễu Tuấn bèn nhẫn nại giải thích một lần nữa.

Liễu Tuấn rất biết điều, thật thà ngồi ở đó, chỉ gọi là “đi theo” mà thôi, chủ yếu là Bạch Dương nói.

Bạch Dương không có ý “độc chiếm”, thỉnh thoảng quay sang trưng cầu ý kiến của Liễu Tuấn, ví dụ “Liễu Tuấn, là vậy có phải không?”, “Liễu Tuấn, hình như lúc đầu cậu có đề nghị như vậy”.

Bạch Dương chẳng thèm để ý đến việc “công lao” này rớt lên đầu ai.

Trì Hiểu Ba ngầm cảm thán.

Khi mình vừa bước vào cơ quan, tại sao không gặp được người “lãnh đạo tốt” như vậy chứ? Cũng chẳng biết rốt cuộc tiểu tử Liễu Tuấn này có “ma lực” gì! Bạch Dương đối với hắn ta không chỉ là yêu thích, mà còn là “yêu chiều”!

Hai người Bạch Liễu ở trong phòng làm việc của Trì Hiểu Ba gần một buổi sáng, Trì Hiểu Ba mới khẳng định nói: “Việc này rất tốt, về nguyên tắc tôi rất ủng hộ, buổi chiều tôi sẽ báo cáo với bí thưu Hàn.”

Sau khi Hàn Giang đọc báo cáo, phản ứng cũng giống như Trì Hiểu Ba vậy, ngay lập tức triệu kiến Bạch Dương và Liễu Tuấn.

Kết quả là lại diễn thuyết một lần nữa, Bạch Dương lại nói lại tình hình cụ thể với ông ấy.

Lần này, Bạch Dương không còn hỏi Liễu Tuấn nữa rồi.

Nguyên nhân là buổi trưa Liễu Tuấn đã “kháng nghị” với Bạch Dương, nói rằng Bạch Dương làm như vậy không phải đang giúp anh ta mà là đang “hủy hoại” anh ta. Điều đó sẽ làm lãnh đạo ngầm tưởng rằng Liễu Tuấn là một tên lưu manh, thao túng lãnh đạo ở bộ trường học, làm “Từ Hi thái hậu”.

Bạch Dương mắng Liễu Tuấn “nói linh tinh”, rồi buổi chiều mới bắt đầu để ý.

Thực ra ý của Liễu Tuấn, cả hai người đều hiểu.

Liễu Tuấn vừa từ phó khoa ra đến phó sở, một lúc thăng hai cấp, đã thuộc vào hàng đặc biết, trong thời gian ngắn làm được nhiều thành tích như vậy đúng là ít người có được.

Đã như vậy, nể mặt lãnh đạo là việc đáng làm. Dù sao thì đây là quan trường không được phá vỡ mối quan hệ đó.

Hàn Giang cũng rất tán thành bài báo cáo này, trong lòng thầm nghĩ tại sao hai người trẻ tuổi ấy lại không nghĩ giống với những người khác, vốn sợ rằng bộ trường học do hai người trẻ tuổi như vậy nắm cốt cán sẽ không được ổn định, giờ xem ra sự lo lắng ấy hoàn toàn là dư thừa.

Với con mắt của Hàn Giang, nhất định sẽ nhận ra ngay, việc này nếu như làm tốt, sẽ có được hiệu ứng “tác động” rất lớn, rất có khả năng sẽ giống như trong báo cáo đã nói vậy, nhận được sự khẳng định của cấp trên, mở rộng trên quy mô toàn quốc.

Hàn Giang về làm bí thư của đoàn ủy tỉnh N đã hơn hai năm rồi, vừa gặp đúng lúc cục diện của tỉnh N ngầm nổi bão táp phong ba, ông ấy đã chao đảo mấy lần, làm ở vị trí bí thư đoàn tỉnh ủy, bản thân ông ấy cũng không hài lòng lắm về những biểu hiện của mình. Trước mắt bộ trường học làm “hoạt động giảng dạy cho vùng sâu vùng xa” này, nhất định sẽ là một điểm sáng, cần phải nắm chặt lấy. Không chừng tiền đồ của mình đều dựa cả vào đó.

Hàn Giang hỏi còn kĩ hơn cả Trì Hiểu Ba nữa.

Trì Hiểu Ba hỏi rõ, chủ yếu là do sợ Hàn Giang đột nhiên hỏi đến cô ta không ứng phó được, thể hiện mình “quan liêu”. Dù sao thì việc này, cuối cùng cũng nhất định phải do Hàn Giang đứng ra. Còn Hàn Giang thì lại trực tiếp vào thao tác kĩ thuật.

Nếu như nói là xem xét tình hình, thì chẳng bằng nói đang điều tra, với chi tiết của việc làn, Hàn Giang đều hỏi từng điểm một, đến sau khi bài báo cáo giở đến trang cuối cùng, Hàn Giang đột nhiên phát hiện ra, kế hoạch này gần như hoàn mĩ, gần như không thể nào tìm được điểm yếu của nó.

Hàn Giang lại ngầm thở dài trong bụng.

Quả nhiên là anh hùng xuất thiếu niên!

“Thư kí Nhan, nhờ anh phô tô bản báo cáo này cho những đồng chí phụ trách, báo với họ rằng, hai rưỡi chiều ngày mai sẽ mở cuộc họp thảo luận về bài báo cáo này!”

“Vâng, bí thư Hàn!”

Thư kí Nam nhận báo cáo, rồi cung kính đi ra ngoài.

Bạch Dương và Liễu Tuấn quay sang nhìn nhau, mặt đều lộ ra nụ cười, nhưng không ngờ trong cuộc họp bí thư vào ngày sau đó, lại nổi dậy phong ba.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.