Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 114: Thi phủ (3)




Các đồng sinh ứng thí đã đợi trong đại đường, nhưng huyện tôn đại nhân thì vẫn chưa tới.

Thẩm Mặc cúi đầu, lo lắng vì nguy cơ đông nam, y rất muốn làm chút gì đó cho quốc gia, nhưng không sao nghĩ ra được, rốt cuộc là nên làm gì.

Thấy Thẩm Mặc hồn vía để đâu đâu, Đào Ngu Thần mừng thầm, tự nhủ :" Là do ngươi không có trạng thái đốt, đứng trách ta thắng không đẹp!"

Lúc mọi người đều có tâm tư riêng, thư lại lễ phòng dẫn bọn họ đi vào quay trở lại nói:
- Huyện tôn đại nhân đợi ở ở hậu hoa viên, mời chư vị theo ta.
Liền dẫn mọi người tới hậu viện của huyện nha.

Phía bắc còn trong băng tuyết, Giang Nam đã xuân nở khắp nơi, liễu trong hậu hoa viên đã có lá dài xanh mơn mởn, gió nhẹ thổi qua, cành liễu khẽ phất lên mặt hồ, làm ao xuân gợn sóng.

Lý huyện lệnh vẫn ngồi trong cái chòi nghỉ mát kia, trên người khoác áo bông dày, không hề cảm thấy hơi thở mùa xuân, nhìn thần sắc mỏi mệt của ông ta, tựa hồ bị bệnh rồi.

Đám đồng sinh xếp thành mấy hàng, hành lễ ân sư, đợi lễ xong, mới nghe huyện tôn đại nhân khàn giọng nói:
- Vì tình hình gần đây của Thiệu Hưng, đề học đại nhân không thể đến như đã hẹn, có điều đại nhân sai người mang lời tới, nói sẽ đợi ở lần thi viện, tới lúc đó mới thử khả năng của các vị .. Khụ khụ khụ...
Nói tới đó thì ho sù sụ, lâu lắm mới lấy lại hơi:
- Các ngươi cũng thấy rồi đó, bản quan bị cảm phong hàn, tinh lực không cho phép, nên hôm nay khảo thí không dựa theo quy định bình thường, các ngươi làm một bài thơ lấy tám chữ xuân hạ thu đông, bi hoan ly hợp làm đề rồi đưa ta xem.

Các khảo sinh đưa mặt nhìn nhau, thẩm nhủ :" Các tiền bối đều nói Lý huyện lệnh coi trọng sĩ tử, mỗi lần Đề Đường đều nhiệt tình chu đáo, làm người ta cảm thấy như đón năm mới, sao lần này ngay cả chỗ ngồi cũng không có?" Nhưng oán thán thì cứ oán thán, chỗ ngồi vẫn phải có.

Chuẩn bị viết thơ lại phát hiện ra không có giấy, mọi người chỉ đành hết sức đáng thương nhìn thư lễ đại nhân, Cẩu thư lại lúc này mới về phòng lấy một xấp giấy trắng, chia cho mỗi người hai tờ giấy.

Có khảo sinh lại hỏi:
- Kinh thừa đại nhân, có bàn không?

Cẩu thư lại cười áy náy:
- Trong nha môn mọi người đều bận cả, không chuẩn bị được cho các vị, mọi người tạm vậy nhé.

Các khảo sinh muốn tự đi tìm, nhưng bị cho biết không được phép rời khỏi chỗ này. Chẳng còn cách nào, bọn họ chỉ đành rải giấy lên mặt đất, nằm chổng mông lên, bắt đầu cắn bút suy nghĩ.

Thẩm Mặc như phật ngồi thiền, khoanh chân ngồi trên mặt đát, cầm bút nhưng mãi không mài mực, hiển nhiên tâm tư không biết đã bay tới đẩu đâu rồi.

Đào Ngu Thần nhìn thấy cảnh này, lòng tin càng tăng vọt, thế là văn chương chảy lai láng, múa bút hoa nở, viết xong một bài thơ rực rỡ gấm hoa. Mặc dù huyện lệnh đại nhân không quy định niêm luật, nhưng anh bạn Đào được trải qua huấn luyện ứng thí nghiêm ngặt, vẫn chọn thể thơ tiêu chuẩn nhất.

Nhưng lần này hắn lại không vội nộp bài, bởi vì tống kết bài học lần trước, hắn cho rằng vị Lý huyện lệnh này tựa hồ thích loại hình chững chạc lão thành, nên cũng học thao bộ dạng của Thẩm Mặc, ngồi khoanh chân kiên nhẫn đợi thời gian trôi qua.

Đợi đợi đợi, đợi nữa, đợi mãi, đợi tới khi mông tê buốt, bụng sôi sùng sục, lại nhìn sang phía Thẩm Mặc, thấy y vẫn cứ ngồi ung dung thư thái, chẳng hề có chút cảm giác khó chịu nào, Đào Ngu Thần liền cắn răng kiên trì, thầm nhủ :" Nhất định không được thua y."

Lúc này khảo sinh khác đã bắt đầu lần lượt nộp bài, Lý huyện lệnh cầm lấy xem, cũng chẳng cần âm vận luật điệu, chỉ cần câu cú thuận miệng là thông qua, hoàn toàn trái ngược lại tôn chỉ học vấn vô tiểu sự, từng chữ là đại sự của bản thân.

Những khảo sinh sau khi được thông qua còn lề mà lượn lờ trước mắt ông ta, Lý huyện lệnh điên tiết nói:
- Làm gì thì đi làm đi, còn đợi mời cơm à?

Rất nhiều người choáng váng, bọn họ có không ít người xuất thân nghèo khó, vì đợi bữa chiêu đãi hôm nay mà từ tối qua đã nhịn đói, nhưng cũng không biết với ai, chỉ đành ôm cái bụng rỗng, mặt ỉu xìu quay về.

Lại qua nửa canh giờ nữa, khảo sinh đã đi bảy tám phần, tới lúc này Đào Ngu Thần không nhịn nổi nữa, thầm nhủ :" Nếu ta còn tiếp tục đợi nữa thế nào cũng són ra quần, vậy chẳng thành trò cười cả đời?"

Liền hết sức dè dặt đứng dậy, khom lưng, đi nhẹ như mèo tới trước mặt Lý huyện lệnh. Lý đại nhân vừa thấy hắn đi tới, phá lệ ngẩng đầu lên nhìn, không khỏi cả kinh:
- Ngu Thần, ngươi làm sao thế? Chẳng lẽ tối qua ngươi cũng không ăn cơm?

Đào Ngu Thần là con cháu nhà sung túc, thầm nghĩ :" Ta mà tới mức ấy à?" Nhưng không tiện nói thật, chỉ đành gật đầu, cười gượng :
- Học sinh sắp ... đói tới xỉu rồi, tiên sinh có thể cho về nhanh một chút để ... ăn cơm không?

Lý huyện lệnh vội phất tay:
- Đi đi, đi đi, trình độ của ngươi ta biết rồi, khỏi kiểm tra nữa.
Trong lòng thì không khỏi thầm lẩm bẩm :" Cái thằng nhỏ này sao lại kém cỏi tới mức đó."

Đào Ngu Thần cười hết sức khó coi với Lý huyện lệnh, liền đi ra ngoài, hai tờ giấy viết thơ không nộp luôn, không phải là quên, mà là hắn có tính toán khác.

Lúc này Thẩm Mặc cuối cùng cũng ung dung đứng dậy, anh bạn Đào mới nhìn thấy, thì ra người ta kê túi sách ở dưới mông. Anh bạn Đào đúng là khóc không ra nước mắt, chỉ đành ôm bụng chạy đi, tìm một chỗ yên tĩnh cây cối um tùm, thống khoái trút bỏ ức chế trong bụng.

Thẩm Mặc ù ù cạc cạc nhìn anh bạn họ Đào, thẩm nhủ :" Chắc là ăn phải cái gì bị đau bụng." Liền lấy bút viết thơ giao cho huyện lệnh đại nhân.

Lý huyện lệnh nhận lấy, ban đầu chẳng có chút hứng thú nào, nhưng khi nhìn thấy "phú bi thi" bất giác đọc:
Lục hà phù hạ xuất, nộn lập như anh nhi.
Xuân phong dục xá khứ, tẫn nhật bão chi xuy.
Đối thử thương ngã tâm, lệ hạ như cảnh mi.
Thiên khởi dục ngã cùng? Thiên khởi dục ngã suy?
Nhật nguyệt tự kiến đa, đại hóa thùy năng trì.
Lan biên ngốc vĩ tước, tồi lão khán chúng hi.
Vi vật diệc hữu nhiên, liêu phục tửu nhất chi.

***
Lá sen nổi lên trên, mềm như da trẻ nhỏ.
Gió xuân muốn đi đâu, cứ tận tình mà thôi.
Ngược lại lòng ta đau, lệ tuôn như thác đổ.
Trời há muốn ta cùng? Trời há muốn ta suy?
Ngày tháng đã thấy nhiều, đại biến cố ai lo.
Ngồi lặng bên lan can, nhìn đám đông hỉ hả.
Phận nhỏ biết thế nào, đành chuốc một be rượu.

Nhắc lại lần nữa là thơ mình dịch không ra sao cả, chỉ đại khái được thôi, cấm chê

Đọc đi đọc lại câu " lan biên ngốc vĩ tước, tồi lão khán chúng hi. Vi vật diệc hữu nhiên, liêu phục tửu nhất chi." Hai hàng lệ già bất giác chạy ra, đột nhiên nhận ra mình thất thố, Lý huyện lệnh vội lau nước mắt nói:
- Bài thơ này ngươi làm rất hay, hay là để lão phu mời một be rượu.

Thẩm Mặc chắp tay mỉm cười:
- Cung kính không bằng tuân lệnh.

Giờ Mùi một khắc, trên bức tường chắn ngoài nha huyện cuối cùng cũng dán bảng thành tích của cuộc thi lần này. Đám đông chen lên trước bức tường, chỉ thấy ở vị trí đầu bảng viết mỗi hai chữ lớn Thẩm Mặc, dưới y mới là mười chín người đệ nhất. Trong đó số một là Đào Đại Lâm, số hai là Thẩm Tương. Ngoài ra bậc hai có bảy mươi người, bậc ba có bốn mươi người, bậc bốn có ba trăm người, bậc năm có hai trăm người, còn lại không được xếp hạng.

Người đứng đầu cùng bậc một, bậc hai cùng hai mươi khảo sinh đứng đầu bậc ba cùng tham dự thi phủ Thiệu Hưng tổ chức vào hai tháng sau.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.