Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 83: Năm mới (2)




Tập tục của Thiệu Hưng là sau khi tiễn ông Táo của năm cũ đi là bắt đầu chuẩn bị chúc phúc rồi, đó là đại lễ long trọng nhất trong năm.

Kỳ thực cái gọi là chúc phúc phải gọi là "cầu phúc" thì càng đúng hơn, hoặc nói rộng ra là "mời tài thần tới nhà ăn cơm" thì càng chính xác hơn nữa.

Nhưng cùng là mời cơm, dù sao gia cảnh mỗi người mỗi khác, có phong tục khác nhau. Những nhà bình thường thì dùng thịt một món, cá sống một con, ngỗng một con làm "tam sinh phúc lễ" mời Bồ tát, sang hơn một chút thì dùng "ngũ sinh" kính lễ. Đại gia tộc lớn như Thẩm gia thì dùng "thất sinh phúc lễ" thêm vào bốn thứ súc sinh dê bò gà vịt, hơn nữa đều là nguyên con.

Quỷ củ tất nhiên là cũng khác nhau, nhà bình thường thì sau khi nấu chính đồ cúng lễ, cắm vài cái đũa lên coi như là phúc lễ rồi, đợi sau năm canh trưng bày, thì thắm hương, mời phúc thần tới hưởng dụng là được. Còn tới gia tộc lớn như Thẩm gia, vốn chuyện đơn giản sinh ra một loạt thứ rắc rối, bọn họ dốc hết công sức, không tiếc tiền của cũng phải sửa soạn ra một bàn ê hề đủ thứ. Chẳng biết là để làm thỏa lòng Đại Bồ Tát, hay là để thỏa mãn hư vinh trong lòng.

Ví dụ những thứ phúc lễ đều được để trong mâm lớn chậu lớn, mõm lợn hướng lên trên, ngan ngỗng phải quỳ gối, đầu hướng về phúc thần, tỏ ý nghênh đón; rồi lại lấy một con cá chép sống, mang lý "cá ché vượt long môn", đồng thời dùng giấy đỏ dán lên mắt cá chép để tránh làm phúc thần hoảng sợ. Còn thứ ngan ngỗng thì thì số lượng cũng có quy định, lấy 7 và 9 làm chính. Đáng thương cho mấy con động vật nhỏ, đã bị luộc chín rồi mà còn bị bày đủ mọi trò, hẳn là chẳng thống khoái chút nào.

Trước khi mời Bồ Tát nhập tiệc, những nữ nhân Thẩm gia trước tiên bày biện chén, bát, đũa đặt "thất sinh phúc lễ" ở giữa, bên phải đặt dao và thớt, bên trái đặt tiết gà tiết vịt, biểu thị với Bồ Tát chuyên môn giết thịt vì ngài, trừ không thể ăn ra thì toàn bộ thuộc về một mình ngài hưởng thụ.

Thế nhưng Bồ Tát ăn thịt cũng sẽ ngán, cho nên còn phải bày mười món làm bằng hẹ cần mộc nhĩ. Ngoài ra mấy món như đậu hũ sợ là nhạt quá không vừa miệng, còn cho chút muối trên đĩa, trên muối đặt hai miếng đậu hũ khô, mời Bồ Tát tự thêm gia vị cho vừa miệng.

Có thức ăn mà không có rượu thì sao được? Cho nên còn phải bày lên sáu chén rượu. Lại sợ Bồ Tát bị mặn, lại chuẩn bị cả ba chén trà, ngoài ra bánh tổ vài cái, bánh tét một giây, coi như thức ăn bằng bột dâng cho bồ tát.

Thế là bữa tiệc thịnh soạn coi như đã đầy đủ, nhưng còn chưa hết đâu. Không thể để Bồ Tát chỉ ăn cơm không, còn phải chuẩn bị hoa quả cho Bồ Tát ăn xong tráng miệng. Lại đem vải nhãn đào táo bốn quả khô bốn màu, rồi sen quất đu đủ phật thủ bốn quả ướt bốn màu bày xong, lúc trên bàn đã bày kín rồi. À trừ chỗ trống dành cho mấy cái chén lớn chén nhỏ ở trong cùng ra.

Tới lúc này nữ nhân đều lui hết ra, để nam nhân chủ trì cúng tế, cầm năm giá cắm nến đặt ở chỗ trống, thắp cây nến đỏ lớn lên đại biểu cho "phúc, lộc, thọ, phú, quý". Đó gọi là "dưới địa đồ, lộ dao găm", trước tiên mời Bồ Tát ăn no uống say rồi mới nhân cơ hội đưa ra yêu cầu ... Đã ăn đồ của người ta rồi, hẳn là Đại Bộ Tát cũng khó từ chối.

*** dưới địa đồ lộ dao găm: Bắt nguồn điển cố Kinh Kha dâng bản đồ để hành thích Tần Đại Ca.

Có câu nói "nam không cúng trăng, nữ không cúng tế", khi cũng tế chỉ giới hạn nam nhân thôi, ở điểm này thì bất kể là giàu hay nghèo đều giống nhau. Thực tế thì cái sự kỳ thị này đi theo cả quá trình chúc phúc. Ví như người từng ly hôn, từng tái giá, từng có chồng chết, đang mang thai, từng vào phòng đẻ, đều không được phép chạm vào đồ cũng đồ lễ.

Đợi tới khi chính thức chúc phúc, tới ngay cả các thái thái và tiểu thư cũng phải tránh đi. Nghe nói là vì Bồ Tát thích sạch sẽ, nữ nhân không sạch sẽ, có bọn họ ở đó, Bồ Tạt không ăn được. Tứ đó mà suy luận, nam nhân bẩn thỉu không thích sạch sẽ là chuyện rất bình thường.

Các thái thái và tiểu thư hơi buồn bã lui ra, trong lòng thầm mong cho ngày mười lăm tháng tám mau tới. Khi cúng trăng có thể danh chính ngôn thuận để kỳ thị nam nhân một lần rồi.

Đợi những nữ nhân đi hết, Thẩm Mặc liền theo cha đi vào, trong sảnh đường toàn là nam nhân cao thấp béo gầy của họ tộc, không cần ai chỉ huy, tất cả dựa theo bối phận, tuổi tác mà đứng. Dưới sự dẫn đầu của Thẩm lão gia, làm đại lễ ba quỳ chín dập đầu với Bồ Tát.

Cả quá trình cúng tế tiến hành trong đêm này, tất cả mọi người phải giữ im lặng tuyệt đối, không được tùy tiện nói cười, không khí ngột ngạt khó mà diễn tả thành lời.

Khấu đầu xong, Thẩm Mặc thấy Thẩm lão gia đứng dậy, vừa muốn đứng lên theo thì thấy mọi người xung quanh không ai nhúc nhích, chỉ đành tiếp tục quỳ, lén nhìn Thẩm lão gia đang làm cái gì.

Chỉ thấy ông ta rót đầy một chén rượu, chậm rãi rải ra đất, sau đó cung kính xin tượng thần xuống, cùng với cả tiền giấy, nguyên bảo cùng đốt một lúc. Đợi khi sắp cháy thành tro cả rồi Thẩm lão gia lại moi lưỡi ngan vịt ngửa đầu trên bàn cúng ra, ném lên không trung, rồi lại rưới trà rượu lên xung quanh đống lửa, dùng một loại ngữ khí cúng tế, lẩm bẩm nói:
- Bồ Tát có linh thiêng hay mang lưỡi đi.

Sau đó quay người lại nói :
- Xin đồ phúc lễ và cúng tế đi.
Đám nam nhân lúc này mới lần lượt đứng lên, mấy người có bối phận cao đi tới, cẩn thận đem đồ lễ trên bàn cúng hạ xuống, hiển nhiên tế lễ đã hoàn thành.

Tận mắt chứng kiến quá trình cúng tế cực kỳ ngắn gọn này, Thẩm Mặc thầm nhủ :" Nhanh thế chắc là Bồ Tát còn chưa thò đũa ra đã bị hạ xuống rồi." Thừa lúc đám đông ồn ào, y hỏi Thẩm Kinh ở bên cạnh:
- Sao có kính mỗi một chén rượu? Sợ Bồ Tát uống say à?

Thẩm Kinh phì cười, vội vàng che lấy miệng, nhìn mọi người xung quanh không ai để ý, mới thì thầm như muỗi kêu:
- Chưa nghe câu "Bồ Tát nhanh, tổ tông chậm" à? Nghe nói Bồ Tát ăn uống rất là nhanh, trong thời gian chúng ta rót rượu thì Bồ Tát đã ăn xong rồi, nếu dâng muộn một chút Bồ Tát sẽ không vui.

Thẩm Mặc thầm nhủ :" Thế này mà cũng là mời cơm à? Chơi đùa thần tiên hay sao? " Người dân ai ai cũng mời Bồ Tát dùng cơm, nhưng lại đều tập trung vào một bữa, bảo Bồ Tát phải tới nhà ai? Lại còn chỉ ăn trong chớp mắt, có kịp thưởng thức được mùi vị gì không? Y tin nếu cho Bồ Tát lựa chọn, nhất định sẽ để bách tích Thiệu Hưng chia nhau ra mời, nhà này mời mùng một, nhà kia mời hôm rằm, thế là quanh năm đều được ăn uống...

Y lại thầm hạ quyết tâm, đợi tới khi mình chủ trì tế lễ nhất định sẽ đợi lâu thêm một chút, bao lâu đây? Đương nhiên là thời gian ăn một bữa cơm. Hẳn là Phúc thần Đại Bồ Tát ăn no say, mỗi năm đều sẽ tới nhà y ăn cơm.

Đời sau Thẩm gia chúc phúc thời gian đều lâu hơn so với nhà khác là có nguyên nhân bắt nguồn từ đây.

Lúc này mấy nam nhân lớn tuổi kia lại mang bàn cúng vừa rồi trở lại, Thẩm Mặc mới biết, té ra chuyện còn chưa xong.

Y nhìn thấy mấy thứ đồ cúng gà vịt cháo cơm còn y nguyên, thầm nhủ :" Giờ mới khuân về thì có tác dụng gì? Bồ Tát khẳng định là có khí cốt."

Lúc này đám đông lại bắt đầu di chuyển, đầu tiên là quay mặt ra cửa, lúc sau lại quay về, biến thành xoay lưng lại với bọn họ.

Thẩm Mặc lúc này mới nhận ra, lúc cúng thần thì bàn xoay ngang, hiện giờ đổi sang xoay dọc.

- Làm cái gì thế?
Y nhỏ giọng hỏi.

- Mời tổ tông về ăn cơm.
Thẩm Kinh đáp khẽ.

Thì ra là tế tổ! Thẩm Mặc thầm nghĩ :" Té ra tổ tiên và thần tiên giống nhau, đều có thể lừa được."


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.