Hình Đồ

Chương 351: Ô thị khỏa (2)




Lúc Cái Nhiếp nghe được tin này, không khỏi trừng mắt há miệng. Từ xưa
đến nay, chưa có người hung bạo nào sánh với Hồ Hợi, đến ngay cả huynh
đệ tỷ muội của mình mà cũng không tha.

Khuôn mặt tròn tròn của Ô Thị Khỏa không còn vẻ tươi cười nữa, y giải thích:

- Bệ hạ mặc dù được Tiên đế sủng ái, nhưng sinh mẫu xuất thân đê tiện, ở
giữa chúng hoàng tử cũng không được yêu mến. Hôm nay đại khai sát giới,
chắc chắn chính là vì tâm lý trả thù. Nhưng càng nhiều hơn chính là, bởi vì thái độ của chúng hoàng tử hoài nghi di chiếu của tiên đế, đặc biệt
là Tương Lư vương tử phản ứng kịch liệt nhất. Vì vậy không được chết yên lành.

Thế nhưng thủ đoạn giết một nhà Tả thừa tướng có phần quá
kịch liệt rồi… San bằng tam tộc Mông gia, càng làm cho vô số công thần
cảm thấy trái tim băng giá. Nay Tả thừa tướng Lý Tư phụ tá triều chính,
làm cho triều cương không tệ. Nhưng nếu Lý Tư vừa đi, ai có thể phụ tá
bệ hạ tọa ổn giang sơn?

Nếu cứ tiếp tục như vậy, năm trăm năm cơ nghiệp của Đại Tần sắp sửa bị hủy dưới tay bệ hạ rồi!

Ở trong Ô Thị bảo này, Ô Thị Khỏa mới có thể nói như vậy. Nếu đổi một chỗ khác, y tuyệt đối sẽ không nói thoải mái như vậy.

- Nhiếp huynh, về việc làm trong sạch cho ngươi, sợ là phải chờ một thời
gian… Hiện nay Triệu Cao và Lý Tư cầm giữ triều chính, cần quan sát đã.

Nếu như bệ hạ cứ tiếp tục như vậy, ta thấy cũng không cần phải rửa sạch tội danh làm gì. Đến lúc đó, ngươi ở lại đây với ta cũng tốt, đi tái ngoại
cũng được. Nếu thật không muốn về gia hương, ta cũng có thể nghĩ biện
pháp giải quyết. Không nghĩ tới, thực sự là không nghĩ tới… bệ hạ lại
như vậy? Thủ đoạn của Tiên đế mặc dù kịch liệt, nhưng cũng không tàn
ngược như Bệ hạ lúc này. Ta thật lo lắng, thời gian tới Đại Tần sẽ trở
thành như thế nào?

Ô Thị Khỏa thì lo lắng ưu phiền, thế nhưng hai người Cái Nhiếp, Ly Khâu lại cảm thấy một loại khoái ý không nói nên lời.

Kính phục Thủy Hoàng Đế là một chuyện, hận ý đối với Đại Tần lại là chuyện khác. Cái Nhiếp suy nghĩ một chút:

- Nếu như thế, vậy xem xét một chút rồi mới nói sau.

Ô Thị Khỏa gật đầu, đứng dậy rời đi.

Cái Nhiếp mang theo Ly Khâu đi tới trong hoa viên thành bảo. Cầm hai thanh
bảo kiếm, đưa cho Ly Khâu một thanh, ở hoa viên tập luyện.

Luyện được một lúc, Cái Nhiếp cảm thấy có chút mệt mỏi, trở lại nghỉ ngơi.

Một mình Ly Khâu ở tại hoa viên tự luyện kiếm, luyện đến khi người đầy mồ hôi, nhưng quanh thân cảm thấy thư sướng không thôi.

Thu hồi bảo kiếm trong tay, Ly Khâu nhặt đại bào màu xanh từ phiến đá mặc
vào, xoay người rời khỏi hoa viên. Ở cửa hoa viên có hai con đường mòn,
một đi thông đến đại thính của thành bảo, còn một thì thông tới phía tây bắc thành bảo. Lúc này đã đến hoàng hôn, sắc trời có chút tối. Ly Khâu
đang chuẩn bị trở về phòng, đột nhiên nghe thấy tiếng mèo kêu, làm cho
Ly Khâu lập tức chú ý.

Y quay đầu nhìn thì thấy trên đường mòn đi về phía tây bắc thấy xuất hiện một con mèo nhỏ.

Hẳn là sư tử miêu thuần chủng, bộ lông trắng như tuyết, cái cổ thon dài,
thoạt nhìn có chút giống sư tử, không quá lớn nhưng rất nhanh nhẹn. Đuôi rất dày, đi lại ưu nhã như thục nữ, rất uyển chuyển mềm mại. Thú vị
nhất chính là, con mèo nhỏ này có một mắt vàng óng ánh và một mắt màu
xanh da trời, nhìn qua vô cùng yêu dị. Chính loại yêu dị và ưu nhã tổng
hợp cùng một chỗ này làm cho Ly Khâu để ý.

Lúc tù ở Ly Sơn, trong doanh cũng có một con mèo nhỏ, là giống mèo Ba Thục.

Ly Khâu yêu con mèo này cực kỳ, chỉ tiếc sau đó lại mất tích làm cho Ly Khâu đau lòng mãi.

Hôm nay thấy con mèo nhỏ này, trong lòng Ly Khâu không khỏi cảm thấy trìu
mến, bèn ngồi xổm xuống, muốn thu hút con mèo tới gần. Nhưng con mèo kia chỉ nhìn y một cái rồi quay đầu đi mất. Ly Khâu xưa nay ổn trọng nhưng
cũng không phải là không có tính trẻ con, liền đuổi theo con mèo.

Một mèo phía trước, một người phía sau.

Ly Khâu bất tri bất giác đi tới bên ngoài một tòa tiểu viện.

Mèo nhỏ nhảy roạt một cái lên một thân cây, Ly Khâu dừng bước, đang định mở miệng gọi, đúng lúc này trong lòng y sinh ra một loại báo động.

Bên tai truyền đến một tiếng huýt gió chói tai, Ly Khâu theo bản năng cuộn
mình bay lên không, một cây lợi thỉ bắt xẹt qua thân thể y, “phập” một
tiếng găm vào thân cây nhỏ. Lực đạo của cây lợi thỉ kia làm gẫy cái thân cây nhỏ đó… Không đợi Ly Khâu đứng vững thân hình, quan sát tình hình,
cây lợi thỉ khác lại bay tới, hai cây trước sau liên tục, lực đạo mạnh
mẽ tuyệt đối, cực kỳ tinh chuẩn.

Liên châu tiễn!

Ly Khâu chưa từng thấy tài bắn cung như thế này, nhưng đã được nghe Cái Nhiếp nói đến.

Y hạ chân trầm người, xoay thân cốt quỷ dị, tránh thoát mũi tên thứ hai.
Nhưng mũi tên thứ ba đã tiến đến trước mặt, y cũng tránh không khỏi nữa. Ly Khâu cái khó ló cái khôn, tay huơ trường kiếm, chỉ nghe “keng” một
tiếng, trường kiếm đánh bay lợi thỉ, nhưng thân mình y cũng bắn ra thật
xa. Ly Khâu sợ đến mức vội vàng lui về phía sau, đúng lúc này, từ một
bên tiểu viện nhảy ra bốn năm nam tử mặc trang phục gia đinh.

- Quân hầu thủ hạ lưu tình, đó là bằng hữu của chủ nhân, không có ác ý.

Trong tiểu viện không một tiếng động, dường như chưa từng phát sinh ra chuyện gì.

Lúc này, con mèo sư tử kia từ trên cây nhảy xuống, phi thẳng vào trong tiểu viện. Cửa tiểu viện mở một khe nhỏ, thoáng cái con mèo liền biến mất
vào bên trong. Sau đó Ly Khâu loáng thoáng nghe được có một giọng thiếu
nữ nói:

- Tiểu Bát đáng chết, vừa chạy đi đâu vậy?

- Khâu công tử, xin nhanh rời khỏi đây!

Một gia đinh tiến lên, cung kính nói:

- Ngoại trừ bảo chủ, bất luận kẻ nào tới trong phạm vi ba trăm bước, giết không cần hỏi… Mong công tử đừng lại gần đây, để tránh sinh ra hiểu
lầm.

Ly Khâu lúc này mới thấy rõ cái cây bị bắn kia, trong lòng không khỏi túa ra một luồng khí lạnh.

Hai tên gia đinh vội vàng đi tới, thu hồi hai cây tên kia. Lúc này Ly Khâu
mới nhìn rõ, lợi thỉ kia dài chưng hai thước bảy tấc, to bằng ngón cái.

Trong lòng y lộp bộp: đây không phải là Xích hành bạch vũ tiễn trong truyền thuyết sao?

Xích hành bạch vũ tiễn là mũi tên đúng như tên của nó, là tên nỏ đặc chế của liên nỏ Đại hoàng tham, uy lực mạnh mẽ. Nhìn từ thủ pháp lợi thỉ vừa
nãy thì đây không phải là từ liên nỏ Đại hoàng tham bắn ra, mà giống như là dùng cung tiễn bắn ra. Tên như vậy, lực đạo như vậy, chính là của
cường cung hơn mười thạch.

Dùng cường cung hơn mười thạch còn có thể bắn được liên châu tiễn...

Trong viện này, đến tột cùng là ai?

Đồng thời Ly Khâu cũng nghĩ tới khi vừa tới những lời nói của Ô Thị Khỏa vừa nói trong tiệc rượu tại Ô Thị bảo, nhưng ngược lại chính mình quên quy
củ trước rồi! Nhưng người trong viện cũng quá bá đạo rồi, không nói hai
lời đã đẩy người vào chỗ chết? Ly Khâu nhìn thoáng qua cửa viện đã đóng
chặt, xoay người rời đi.

Sau khi trở về. Ly Khâu vẫn có thể cảm nhận được sống lưng ớn lạnh.

Nghĩ lại, thật là sợ hãi… Nếu thân thủ của mình kém một chút nữa, hoặc là
nói, nếu mình không mang theo binh khí, mũi tên cuối cùng đủ để kết liễu tính mạng của y rồi.

Nhưng song song với sự sợ hãi lại cảm thấy vô cùng tò mò.

Người ở trong viện đến tột cùng là ai? Vì sao lại thần bí như vậy… Đúng rồi, gia đinh đó gọi người trong viện là cái gì?

Quân hầu!

Ly Khâu càng nghĩ, trong lòng lại càng ngứa ngáy.

Đến bữa tối, không có Ô Thị Khỏa, có người nói y đi huyện Ô Thị làm việc, phải khuya mới về về.

Cái Nhiếp bởi vì tâm tình có chút bứt rứt, cho nên sau khi uống chút rượu
liền trở về phòng nghỉ ngơi. Một mình Ly Khâu càng nghĩ lại càng hứng
thú. Y ở trong viện bồi hồi trong chốc lát, bỗng nhiên giậm chân, quay
về phòng, thay một bộ hắc y.

Đeo bảo kiếm cẩn thận, y lặng lẽ nhảy ra khỏi phòng.

Ở một chỗ vắng lặng, y nhìn phải nhìn trái một chút, bỗng nhiên nhún
người, thoáng một cái chui vào trong mái hiên, lợi dụng bóng tối đi đến
phía tây bắc.

Chú thích:

1. Cái Nhiếp là một kiếm sĩ của những năm cuối Chiến quốc, là người Du Thứ, vì hâm mộ thích khách Nhiếp Chính trứ danh của thời đầu Chiến quốc mà lấy Nhiếp làm tên. Lúc đó, Kinh Kha người nước Vệ cũng thích đọc sách và đấu kiếm, biết Cái Nhiếp với kiếm
thuật trứ danh đã không quản đường xa vạn dặm đến Du Thứ bái phỏng. Ở Du Thứ, Kinh Kha cùng Cái Nhiếp thảo luận kiếm pháp, không hài lòng, Cái
Nhiếp trợn mắt nhìn Kinh Kha nghênh ngang rời đi. Trong lịch sử, Cái
Nhiếp lúc ở khởi nghĩa Đại Trạch Hương, từng đầu nhập nương tựa vào Trần Thắng. Trần Thắng bại, Cái Nhiếp ẩn cư thâm sơn.

2. Tần nhị đế
đăng cơ, ở huyện Đỗ ngũ mã phân thây mười vị công chúa, nay chỉ giết
chín vị công chúa, một vị khác, coi như là tiểu công chúa Doanh Quả
trong truyện đi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.