Đây Là Nông Trường, Không Phải Vườn Bách Thú

Chương 89




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Lương Cẩm Tú cho rằng mình nghe nhầm: “Em muốn nuôi cái gì?”

Bé Đông Phong giơ chân lên che mắt, xấu hổ nói: “Em muốn nuôi một con heo.”

Một con chó mẹ hy vọng con nó sẽ thành tài đã nói với nó rằng gió ở nông thôn có mùi vị của sự tự do, trong núi khắp nơi đều là thỏ và trĩ đỏ ăn không hết. Nó đường đường là vua của muôn thú không nên sống trong một cái lồng sắt nhỏ mà nên gầm vang núi rừng, đạt được thành tựu làm bá chủ.

Nó đã đi.

Rồi sau đó bị đánh một trận dã man.

Một đám lợn rừng ra tay không nặng không nhẹ, mà từ nhỏ nó có bao giờ bị đánh như thế này. Nếu không nhờ một chú lợn con màu hồng thì nó có thể đã bị tiêu hóa thành cục phân lợn.

Nếu việc bị lũ lợn rừng đả thương và sỉ nhục là mưa to gió lớn, vậy thì lợn con đáng yêu giống như một chiếc ô, đuổi lũ lợn đi và giữ một phần trời trong xanh cho nó.

Khoảng thời gian ở lại sở thú này khiến nó thường xuyên hoài niệm phần ấm áp đó.

Tuy nhiên một con ở trong sở thú, một con ở tại rừng sâu, cả đời này có thể cũng không có cơ hội gặp lại.

Ba người rơi vào câm nín.

Lương Cẩm Tú cảm thấy tình trạng này hơi quen, chắc có thể coi là Hội chứng Stockholm. Nó bị tổn thương và trở nên phụ thuộc về mặt cảm xúc vào người duy nhất không sử dụng bạo lực.

Nhân viên chăm sóc là cha nuôi lẩm bẩm nói: “Vì vậy con nhớ nhung nên mới muốn nuôi một con lợn?”

Chưa từng nghe nói chuyện hổ nuôi lợn, từ trước đến nay lợn luôn là thức ăn của hổ.

Cái đầu to đầy lông của bé Đông Phong nghĩ tới gì đó nhưng lại lắc đầu.

Ngoài nhớ nhung còn là vì một chuyện.

Việc nó bị lợn rừng đánh những con hổ khác đều đã biết, nó trở thành trò cười. Dù có là hổ sinh ra trong vườn thú nhưng việc bị thức ăn của mình đả thương, còn bị nuôi làm thú cưng, độ hài hước tương đương với việc con chuột nuôi con mèo làm thú cưng.

Nó phải sống ở nơi này trong những năm tới đây.

Nếu đã không chặn được miệng hổ vậy thì cứ nuôi một con lợn đi.

Tiểu Đông Phong cũng không biết trong hai điểm này điểm nào quan trọng hơn, nó nghĩ tới nghĩ lui đến phiền, gruu một tiếng đe dọa: “Chị chỉ cần nói có cho em nuôi không, nếu không cho vậy em tuyệt thực.”

Không đợi giám đốc gật đầu thì nhân viên chăm sóc là cha nuôi đã xua tay: “Nuôi, nuôi.”

Chuyện có gì lớn đâu.

Nếu anh ấy biết sớm thì đã giải quyết xong rồi, hại anh ấy vô cớ bị bạo lực mạng, anh ấy sắp sầu chết mất.

Sở thú vừa hay mới tiếp nhận một loạt lợn con dự định ​​sẽ đưa vào vườn gia đình.

Lương Cẩm Tú vỗ vỗ cái đầu to của nó: “Chị sẽ đích thân chọn cho em một con nên bây giờ em mau nhanh chóng đi làm, biểu hiện cho tốt. Sau này có chuyện gì thì để nhân viên chăm sóc cha nuôi của em gọi cho chị. Không được phép giận dỗi rồi đình công, em nghe rõ chưa?”

Bé hổ con dùng sức gật đầu, không yên tâm nói: “Em muốn một con màu hồng, nhất là cái mũi.”

Tốt nhất là một con giống với lợn con đáng yêu.

Một số khách tham quan vừa đến núi hổ còn nghĩ rằng họ đến vô ích rồi. Trước khi đến họ đã xem qua đoạn video nên hiểu rõ tình hình, con hổ nhỏ nổi tiếng trên mạng hình như bị ngược đãi. Ánh mắt của họ vừa nuối tiếc rời khỏi khu vực núi hổ thì khóe mắt nhìn thấy một hình bóng màu vàng sáng chói.

Trên thực tế hổ cũng có con đẹp con xấu.

Đầu của Tiểu Đông Phong rất to và tròn. Hai cái tai ngắn tròn tròn khiến người ta nhìn thấy chỉ muốn nhéo, đồng thời cổ của nó cũng rất ngắn cộng thêm bộ lông vàng óng rực rỡ đan xen sọc vằn màu đen khiến nó vừa oai phong vừa dễ thương, tùy tiện chụp một tấm ảnh cũng có thể lấy làm hình nền.

Khách tham quan hào hứng vội vàng chụp hình: “Tiểu Đông Phong, nhìn bên này, nhìn bên này.”

Sau khi đạt được tâm nguyện, Tiểu Đông Phong đứng trên tảng đá, ngẩng cao đầu gầm lên: “Graooo graooo.”

Hổ trong sở thú phần lớn đều không quá hoang dã, ngày thường về cơ bản chúng nằm ngủ một cách uể oải, mặc kệ khách tham quan có cố gắng thu hút sự chú ý như thế nào thì chúng vẫn cứ anh gọi của anh tôi ngủ của tôi.

Hổ gầm thì phải xem may mắn.

Người xưa đã sáng tạo ra câu “Hổ khiếu long ngâm”, người già ở vùng núi có câu nói rằng khi hổ đến gần, dù không nhìn thấy cũng sẽ ngứa ngáy da đầu.

Đó là do gen của loài hổ bị lấn át trong hàng ngàn năm và tiếng gầm của hổ phát ra sóng âm có tần số cực thấp.

Loại sóng âm có tần số cực thấp này thậm chí có thể tạo ra hiệu quả khiến một số động vật sau khi nghe thấy giống như bị tê liệt, khiến chúng không thể động đậy.

Một số khách tham quan trải nghiệm ở khoảng cách gần bất chợt cảm nhận được một luồng khí lạnh từ đỉnh đầu truyền đến, hai chân họ mềm nhũn, cảm giác như tim không còn đập nữa.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Tiếng gầm này truyền khắp sở thú!

Khách tham quan ào ào chạy về hướng núi hổ.

“Ối, vừa rồi là tiếng gầm của Tiểu Đông Phong sao? Nào, gầm một tiếng nữa, chị muốn ghi âm lại cho thằng con hư nhà chị nghe. Nếu nó lại không nghe lời sẽ để hổ ăn thịt nó.”

“Nó cũng có tác dụng cho trẻ nhỏ, khi tụi nhỏ nghe thấy sẽ ngoan ngoãn đi ngủ ngay lập tức.”

“Xem ra lời kêu gọi trên mạng có tác dụng rồi, tên nhân viên chăm sóc đáng chết.”

“...”

Con người thích tụ tập, khách tham quan vừa đi vào cũng không đi về phía trước nữa, chẳng bao lâu sau núi hổ đã chật kín người.

Đang xem náo nhiệt, cánh cửa sắt phía sau núi hổ mở ra, một nhân viên chăm sóc mặc quần áo làm việc bước ra.

Hầu hết khách tham quan đều không biết đến hotsearch trên mạng, biểu cảm của họ rất kinh ngạc.

Anh ấy không sợ sao?

Đây là một con hổ lớn đấy, lỡ nó lấy anh ấy làm đồ ăn vặt thì sao?

Đến gần hơn, họ nhìn thấy nhân viên chăm sóc đang ôm một chú lợn con có cái đầu màu hồng ở trong lòng, họ ngay lập tức hiểu ra.

“Hóa ra là mang đồ ăn vặt đến cho con hổ.”

“Thật tàn nhẫn, chú lợn nhỏ đáng thương sắp sửa bị nuốt sống rồi.”

“Sở thú còn có tiết mục này ư?”

“Những người có mang theo trẻ em nên đi trước đi. Hiện trường có lẽ sẽ khá máu me, đừng để tụi nhỏ bị dọa sợ.”

“...”

Đúng như mọi người nghĩ, khi nhìn thấy con hổ, con lợn nhỏ màu hồng vốn ngoan ngoãn đã biểu diễn ngay tại hiện trường thứ gọi là tiếng kêu của heo: “Eng éc, eng éc!”

“Cứu mạng, con hổ sắp ăn con lợn rồi.”

Nhân viên chăm sóc vỗ nhẹ đầu lợn con thử trấn an nó: “Hổ sẽ không ăn thịt mày đâu.”

Con lợn nhỏ màu hồng hoàn toàn không nghe lọt lời nào, nó ra sức vùng vẫy rồi nhảy xuống, chạy loạn xạ!

Tiểu Đông Phong vô cùng kích động. Nó nhìn thấy rõ ràng, con lợn này giống hệt như con lợn nhỏ trong trí nhớ của nó, cả người màu hồng, cái mũi trong suốt như thạch.

Thế là vở kịch hổ bắt lợn bắt đầu diễn ra.

Con lợn nhỏ màu hồng nhìn có vẻ chân ngắn nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn, giống như một quả bóng tròn màu hồng bay nhảy khắp sân. Khi nó nhìn thấy mình sắp bị tóm thì biết nhanh chóng rẽ ngoặt.

“Eng éc, eng éc.”

“Grao, grao.”

“Cứu mạng, con hổ ăn con lợn rồi.”

“Đừng chạy, để tôi ôm cậu.”

Bầu không khí vô cùng căng thẳng, nó chạy qua cái hồ rồi lượn qua cái cây, hết vòng này đến vòng khác. Lúc đầu Tiểu Đông Phong còn tuyệt đối chiếm thế thượng phong, cái khí thế ấy của nó tưởng như giây tiếp theo đã có thể bắt được, nhưng rồi từng lần từng lần vồ hụt khiến nó rất nhanh mất đi thể lực, chạy ngày càng chậm hơn.

Sự hưng phấn kích động của khách tham quan biến thành những tiếng cảm thán.

“Bảo bối à, một con lợn nhỏ như vậy mà cưng cũng không bắt được. Cưng xác định mình là hổ sao?”

“Lợn nhỏ cố lên, cố lên! Mày làm được mà.”

Tiểu Đông Phong mệt đến thở hổn hển. Nó nằm trên mặt đất thè lưỡi, con lợn nhỏ màu hồng đứng ở xa với vẻ mặt cảnh giác, lúc nào nó cũng sẵn sàng cho một đợt trốn chạy mới.

Cả hai con vật đều không biết rằng đoạn video này rất nhanh đã leo lên hot search. Trong suốt một khoảng thời gian dài, vé sở thú mỗi ngày đều bán hết sạch cũng chỉ để xem cuộc rượt đuổi của bọn chúng.

Lương Cẩm Tú đi theo giám đốc đến khu sinh sống của Bonasa bonasia(*) ở vườn chim.

(*) Bonasa bonasia: là một loài chim trong họ Phasianidae.

undefined

Khó khăn lắm cô mới đến đây một lần nên tận dụng tối đa, có rất nhiều loài động vật gặp vấn đề trong sở thú.

Lương Cẩm Tú biết Chân Cơ(*) nhưng không biết Bonasa bonasia: “Bonasa bonasia là gì, chim rừng sao?”

(*) Chân Cơ 甄姬 phiên âm là zhēn jī và Bonasa bonasia 榛鸡 phiên âm là zhēn jī nên nữ chính bị nhầm.

Giám đốc có kinh nghiệm phong phú, đa số mọi người đều không biết, ông ấy cười đổi một cách nói khác: “Cô đã từng nghe nói tới phi long(*) chưa?”

(*) Phi Long: Gà Bonasa bonasia sinh hoạt ở Đông Bắc Trung Quốc Đông được người Trung gọi là “Phỉ gia lăng cổ”, ý là “Gà trên cây”, sau đó lại lấy nguyên âm, xưng là “Phi long”.

Lương Cẩm Tú chợt hiểu ra.

Trên trời có thịt rồng, dưới đất có thịt lừa, còn rồng này là đang nói tới Bonasa bonasia còn được gọi là chim tuế cống, chuyên dùng để tiến cống cho hoàng thất.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Rất nhanh cô đã biết nó trông như thế nào.

Trên bãi cỏ phía trước xuất hiện hai con gà to đến không thể chấp nhận được. Con trống chắc phải cao nửa mét, lông màu đen lốm đốm màu trắng, đuôi có nhiều đốm trắng hơn, phối hợp hai màu đen trắng tưởng như rất tao nhã nhưng với cơ ngực to của như vậy của nó đã làm hỏng cảm giác.

Còn con mái có một vòng lông màu trắng quanh cổ, giống như chiếc áo lông chồn mà các quý phu nhân mặc vào mùa đông, còn cơ ngực dưới lớp lông trắng, nói sao đây, dựa theo kích cỡ nội y thì dù thế nào đi nữa cũng phải cỡ E.

To quá đi.

Giám đốc giới thiệu: “Bonasa bonasia chỗ chúng tôi gọi là gà thông nâu đỏ, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Nội Mông. Hai con này có tên Centrocercus minimus đến từ Bắc Mỹ. Loài chim này cũng chịu ảnh hưởng của môi trường, khí hậu và có kích thước lớn hơn rất nhiều so với của nước ta.”

Lương Cẩm Tú rất công nhận, cao nửa mét kia kìa!

Cô đang định xin chỉ bảo một chút thì con trống đột nhiên rụt cổ lại, hai cánh hướng ra sau, dùng lực ưỡn bộ ngực khổng lồ của nó ra. Với động tác này, hai cơ ngực màu vàng khổng lồ dường như thoát khỏi khống chế, lại giống như xé quần áo rồi từ bộ lông trắng bật ra ngoài.

Lương Cẩm Tú: “...”

Cơ ngực thật là to!

Con chim trống liên tục lặp lại động tác này trông rất điêu luyện, giống như một vận động viên thể hình khoe cơ ngực! Không! Dù vận động viên thể hình có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể làm được điều này - hai cơ ngực khổng lồ chuyển tới chuyển lui, trên dưới trái phải, một lúc chuyển vào rồi lúc sau lại chuyển ra.

Rung ngực sao?

Giám đốc nhẹ nhàng giải thích: “Đây là động tác tán tỉnh đặc biệt của loài chim này.”

Động vật có nhiều cách tán tỉnh khác nhau như sẻ ngô râu nịnh hót, đánh là thương mắng là yêu, chim trống thể hiện bằng cách mổ, một ví dụ khác thường thấy là lạc đà, khi chúng tán tỉnh sẽ phun ra một cục thịt viên màu hồng từ trong miệng.

Viên thịt càng lớn càng nói rõ chúng có thể chịu đựng tổn thương từ gai nhọn của cây xương rồng và các loại cây khác.

Con Minimus đang rung ngực, cơ ngực càng to thì càng rung dữ dội, càng có khả năng chiếm được trái tim của con mái.

Kiến thức của Lương Cẩm Tú được mở rộng thêm, cô muốn cười một chút, phương pháp tán tỉnh này có vẻ hơi dầu mỡ.

Tất nhiên những lời như thế này chỉ cần trong lòng hiểu là được.

Lương Cẩm Tú thấp giọng hỏi: “Bọn chúng có vấn đề gì sao?”

“Bọn chúng thì không có việc gì.” Giám đốc cũng sợ làm phiền tụi nó đang hôn đi hôn lại nên cũng theo đó hạ giọng nói: “Là con của bọn chúng có vấn đề.”

Sở thú rất coi trọng đám Minimus được đưa về lần này, chúng có ngoại hình đẹp, có điểm để bán hàng, khách tham quan cũng thích.

Cặp đôi trước mặt nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, mùa hè năm ngoái chúng đã đẻ ba quả trứng và ấp thành công một quả.

Ngay khi Minimus con chào đời đã nhanh chóng thu hút rất nhiều khách tham quan, đặc biệt là những người có trẻ em.

Có lẽ vì chỉ mới nở một con nên hai con Bonasa bonasia bố mẹ vô cùng yêu thương đứa con, một nhà ba người gần như không bao giờ rời xa nhau.

Không giống như sư tử và các loài mãnh thú lớn khác, loài chim này không có ý thức lãnh thổ cao, một khi đã trưởng thành sẽ phải rời đi, còn những con nhỏ có thể rời đi để sống một mình hoặc ở lại bên cạnh bố mẹ.

Nhưng không hiểu vì lý do gì, hai tháng trước, hai con Bonasa bonasia bố mẹ luôn xem con mình như báu vật đã có một trận sống mái tấn công con mình một cách thô bạo.

Chúng đã mổ đứa con đến gần như trụi lông.

Sau đó đuổi nó ra khỏi nhà!

Các nhân viên chưa bao giờ gặp phải tình huống này trước đây. Họ cũng không nhận được bất kỳ thông tin hữu ích nào sau khi tham khảo ý kiến ​​​​của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Con chim con xem như đã lớn, trong sở thú lại không thiếu thức ăn nên đuổi đi thì đuổi đi.

Vừa nói tới đây thì một con Minimus nhỏ bỗng từ trong cỏ chui ra. Nó giống như bị nước sôi làm bỏng, nhiều chỗ trên cơ thể đã rụng hết lông để lộ ra phần thịt màu hồng, đặc biệt là phần đỉnh đầu hoàn toàn trơ trụi.

Con Minimus nhỏ nhìn đôi trống mái ở đằng xa một cách đáng thương, cẩn thận từng li từng tí giơ chân lên rồi hạ xuống.

Giám đốc nhẹ nhàng thở dài: “Chính là nó.”

Con chim nhỏ không chấp nhận việc nó bị đuổi ra khỏi nhà, nhiều lần muốn quay lại nhưng bị bố mẹ tấn công dã man.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.