Dâu Nhà Nông

Chương 10




Phu thê Hà Sinh đều là người trưởng thành cho nên mỗi người phải trả hai đồng, nhà đò đợi thêm một nam một nữ thành năm người, lúc này mới chèo thuyền đi.

Trương Tích Hoa ngồi thuyền quen nên không vì thuyền chòng chành mà say. Nàng đưa mắt sang trượng phu ngồi bên, thấy Hà Sinh khẽ cau mày. Cái sọt đã hạ xuống, lúc thuyền chao đảo người bị mất cân bằng sẽ lắc lư gây khó chịu. Nàng im lặng sát vào trượng phu, một bàn tay níu lấy khuỷu tay chàng.

Hà Sinh cứng người nhưng không phản đối tiếp xúc của thê tử.

Tư thế bám dính thế này, phụ nhân cùng thuyền nhìn thấy liền cười trêu: “Đại muội tử, hai ngươi đi thôn nào thế? Nhìn dáng vẻ này hẳn là về nhà mẹ hả? Thành thân được bao ngày rồi?”.

Thấy đối phương đang muốn làm thân với mình, làm lơ người ta thì thật thất lễ. Trương Tích Hoa không thể làm gì hơn là nhỏ giọng trả lời: “Đi về nhà mẹ ở Dương Tây thôn”.

Phụ nữ kia cười thêm sâu: “Ôi, là cô nương Dương Tây thôn sao? Là con nhà nào? Cháu họ ta gả cho một hộ trong thôn ngươi, hán tử tên là Đường Đức Hưng”.

Trương Tích Hoa tiếp: “Nhà Đức Hưng ca và nhà ta chỉ cách nhau vài hộ nhưng cũng có quen biết. Nhà ta là nhà họ Trương”.

Biết đôi bên đều có chung người quen, người phụ nữ ban đầu là tán dóc sau càng thêm hứng thú: “Ồ… Ngươi là nhà họ Trương? Chúng ta cùng họ đấy”.

Thấy Trương Tích Hoa không trả lời đề tài nãy mình trêu, hơn nữa còn có quan hệ gần, người phụ nữ kia không kiêng kị nữa mà hỏi thẳng: “Ngươi gả đi thôn nào? Trượng phu của ngươi nhìn rất soái nha”.

Hai thân thể kề sát nhau, Trương Tích Hoa có thể cảm nhận rõ lúc bị trêu trông xinh đẹp ở trước mặt mọi người, cánh tay Hà Sinh có hơi nhúc nhích run run. Tâm trí nàng lập tức mường tưởng các trạng thái của trượng phu, chắc chắn chàng rất phiền muộn và xoắn xuýt, vậy là Trương Tích Hoa không khỏi bật cười.

Cạnh Trương thị là một nam nhân trêи dưới bốn mươi, hẳn là trượng phu của bà. Thấy nương tử nhà mình chọc ghẹo tiểu trượng phu người ta, ông cũng cười theo: “Nương tử nhà người ta cũng trông thật xinh xắn! Cái mặt nhỏ kia thật mềm mại”.

Kết quả khiến phụ nữ kia bất mãn mắng: “Cái đồ quỷ, dám bình luận nương tử nhà người ta, còn không mau nhắm cái mắt lại! Cẩn thận đến tối lão nương trừng trị ông!”.

Thuyền phu và một nam tử khác đều là người đã thành thân, đâu thể không hiểu ý hai người, nên cùng cười ha ha. Thuyền phu vừa đong đưa mái chèo vừa hứng thú chen vào: “Đỗ Lão Đầu, cái thân yếu ớt của ông đến tối có thỏa mãn nương tử nhà ông không?”.

(*) Thuyền phu: người chèo thuyền.

Hán tử của phụ nữ kia nhân xưng Đỗ Lão Đầu. Quanh năm đi thuyền ở đây nên thuyền phu đã sớm quen mặt.

“Chắc chắn làm không được, chưa cả lên đỉnh đã đầu hàng rồi”. Vị nam tử bên cạnh cũng nói bậy theo.

Trương thị dù thẹn vẫn cố nhổ một ngụm nước bọt, nổi nóng: “Hai người các ngươi cứ đắc ý đi, đến tối bị nương tử hành cho chết. Thứ của các ngươi mới là đồ khô héo, đúng là mặt dày nói tầm bậy tầm bạ trước mặt tiểu phu thê người ta! Các ngươi hơn được tiểu lang quân người ta hả?”.

Trương Tích Hoa ngẩn người, nàng vốn muốn trả lời mình gả đến thôn nào, không ngờ rẽ luôn sang đề tài của mấy người này, khiến nàng đáp không phải, không đáp cũng không phải.

Hơn nữa có vài chỗ hình như nàng hiểu họ đang nói gì, đột nhiên cảm thấy mặt nóng râm ran…

Không ngờ ngợ như Trương Tích Hoa, có lẽ do thiên tính của nam nhân, Hà Sinh hiểu ngay đối phương đang nói gì. Khuôn mặt băng sơn quanh năm không đổi kia cũng không tránh khỏi ngượng đến cuống…

Đôi phu thê bị cái chuyện này làm sao lãng. Dân gian đều thích trêu chọc chuyện phu thê vật lộn. Đã là vật lộn tất có bên thắng bên thua. Hà Sinh không tự chủ được nghĩ sâu, hắn nhận ra quả thật mình luôn thắng đối phương. Lén ngắm nương tử một lát, thân thể nàng đúng thật không thể chịu được lâu…

Đợi đến khi nhận ra mình nghĩ quá, Hà Sinh nhanh chóng dừng lại, ngồi ngay ngắn.

Tóm lại, đôi phu thê ngồi thuyền đều vô cùng lúng túng, hận không thể nhanh cập bến, sớm rời khỏi đây.

Trái mong phải chờ cuối cùng cũng đến bến đò, thuyền phu dừng thuyền bên bến. Đợi hai người lên bờ rồi mới lôi dây thừng ra cột thuyền vào cọc gỗ, muốn đợi một lúc xem có ai muốn lên thuyền qua sông không, nếu không có ai mới trở lại.

Lúc này mặt trời đã xuống núi. Tuy ngày hè dài nhưng chỉ nửa canh giờ nữa trời sẽ tối dần, mà đến thôn Dương Tây còn phải đi một đoạn.

Trèo lên một đỉnh núi nhỏ có thể lờ mờ nhìn thấy vài thôn trang, thôn trang dưới kia đã sớm có những cuộn khói to nhỏ bay lên. Sợ trượng phu mệt, Trương Tích Hoa chỉ vào một thôn nói: “Hà lang chàng xem, nhà ta ở nơi đó, đi bộ không lâu nữa là đến. Chúng ta nghỉ một lát được không?”.

Hà Sinh không phản đối, gật gật đầu rồi hạ sọt xuống, đặt lồng gà dưới đất. Ngắt vài lá cây to xung quanh núi, không nói nhiều mà đưa cho Trương Tích Hoa hai lá. Hắn trải lá cây trêи đất, tự mình ngồi xuống. Thật ra không cần nương tử nói hắn cũng biết thôn Dương Tây ở đâu. Dẫu gì hôm đón dâu cũng đã tới.

Trương Tích Hoa lót hai lá dành cho mình xuống đất và ngồi xuống theo.

Dường như trước nay phu thê không có lời gì để nói, một khắc im lặng ngồi với nhau, Hà Sinh nhắc: “Đã nghỉ đủ chưa? Nghỉ đủ rồi thì mau lên đường thôi”.

Trương Tích Hoa nào dám nói không, vâng lời đứng lên.

Lần này đi thẳng vào Dương Tây thôn. Trương gia ở cuối thôn, Hà Sinh vẫn nhớ, không cần Trương Tích Hoa dẫn đường cũng có thể tìm đúng hướng.

Dọc đường thi thoảng gặp người trong thôn đều chào hỏi nhau.

Tiểu đệ đệ Trương Kỳ Nguyên của Trương Tích Hoa đang chơi cùng mấy đứa nhỏ trong thôn, có người nói đại tỷ và đại tỷ phu đến nó còn không tin. Đến khi quay đầu lại quả nhiên thấy đại tỷ tỷ mình.

Trương Kỳ Nguyên lập tức nhảy nhót chạy về phía tỷ tỷ, miệng không ngừng gọi: “Đại tỷ! Đại tỷ! Tỷ được về rồi!”.

Chạy đến nửa, thấy Hà Sinh lại khẩn cấp phanh chân, kính cẩn gọi một tiếng: “Đại tỷ phu…”.

Hiếm khi Hà Sinh cười, sờ sờ đầu Trương Kỳ Nguyên: “Đệ là Kỳ Nguyên đúng chứ?”.

Trương Kỳ Nguyên đáp: “Phải ạ. Đệ tên Trương Kỳ Nguyên… Là tên lão tú tài trong thôn lấy cho”.

Hà Sinh khen: “Tên rất hay”.

Mắt Trương Kỳ Nguyên sáng lên, không khỏi cười thật tươi. Đối với tỷ phu không quen này đột nhiên có thêm một chút thân thiết.

Ở Dương Tây thôn có một lão tú tài. Nhà nông rất kính trọng người đọc sách, nhiều thôn dân trong nhà có thêm thành viên mới đều thích chạy đến nhà lão tú tài xin cái tên hay.

Đương nhiên Trương gia cũng không ngoại lệ, cái tên Trương Tích Hoa cũng là lão tú tài lấy từ ý thơ ra.

Chưa vào đến nhà, Trương Kỳ Nguyên đã hét oang oang: “Mẹ… Nhị tỷ… Ca ca… Mọi người mau ra đây đi! Đại tỷ phu và đại tỷ về rồi!”.

Trong lúc tiểu đệ đệ còn đang hò hét, Trương Tích Hoa đã dẫn trượng phu vào nhà. Trương thị đang nhóm bếp nấu cơm, nghe thấy con gái con rể đến vội vàng vứt muôi, viền mắt chực đầy nước nhưng chỉ nói: “Đến nhà muộn thế này chắc mệt lắm rồi? Đại nha đầu dẫn người đi rửa mặt đi rồi vào phòng mà nghỉ ngơi”.

Nghĩ một lúc Trương thị lại hỏi: “Con rể muốn ăn gì? Ta sẽ làm”.

Hà Sinh đáp: “Như bình thường là được, nhạc mẫu không cần chuẩn bị thêm đâu”.

Lần đầu con rể đến nào có thể nấu tùy tiện. Tuy nhà nghèo khó nhưng vẫn đủ khả năng mua một hai cân thịt, chẳng qua giờ này không còn bán thịt lợn.

Trương thị quả quyết: “Không được, ta sẽ bảo cha nó ra cửa thôn mua con cá về. Kỳ Nguyên, ngươi ra ruộng rau gọi cha đi, nhân tiện đi quán rượu lấy một bầu”.

Trương Kỳ Nguyên toe toét: “Có ngay!”.

Nó cầm đồng tiền từ tay Trương thị, ôm bầu rượu gào to chào mọi người ra ngoài.

Muội muội của Trương Tích Hoa là Trương Hà Hoa, đại đệ đệ là Trương Kỳ Thăng, hai người đều ra chào Hà Sinh. Để Hà Sinh không thấy khó xử, Trương thị đuổi hai đứa đi muốn làm gì thì làm.

Trương thị hỏi Trương Tích Hoa: “Con rể có mang theo xiêm y để thay không? Nếu không mang thì để ta lấy của cha ngươi mà thay tạm. Trong bếp có nước nóng, ngươi dẫn con rể đi tắm trước đi”.

Trương Tích Hoa cản: “Mẹ, ta có mang. Mẹ không cần lo nhiều vậy đâu, để ta lấy nước cho chàng rửa mặt”.

Hà Sinh đứng bên cạnh lên tiếng: “Nhạc mẫu gọi ta A Sinh là được, cứ để ta tự làm…”.

“Chúng ta là người một nhà, ta là bà già cổ hủ không hiểu lắm lễ nghi, A Sinh có thấy đừng lấy làm lạ”. Nói rồi Trương thị cười nói: “Được rồi, nha đầu ở đây lo lắng cho A Sinh đi, ta xuống bếp dọn dẹp”.

Trương thị đi rồi, Trương Tích Hoa liếc trượng phu một cái mới hỏi: “Chàng không quen đúng không? Phòng trong nhà nhỏ, không có chỗ riêng để chàng nghỉ”.

Hà Sinh trả lời: “Không ngại”.

Trương Tích Hoa không nhìn ra tâm tình khác trêи mặt trượng phu, không khỏi thở phào nhẹ nhõm: “Chàng ngồi chờ một lát, ta đi xách nước nóng đến là có thể tắm rửa được”.

Đi đường cả người đầy mồ hôi, đúng thật muốn tắm rửa sạch sẽ.

Vào trong bếp, Trương thị trước đổ cháo khoai lang ra, định nấu cơm. Trương Tích Hoa thấy vậy cản: “Ở nhà cũng ăn như vậy, không cần nấu cơm, chàng cũng không để ý chuyện này đâu. Nếu nương vẫn thấy không hợp vậy làm vài cái bánh ngô đi”.

Tồn lương trong nhà không có nhiều, nghe khuê nữ nói Trương thị không cự tuyệt nữa, bắt tay vào nhào bột. Trương Hà Hoa vốn đang nhóm lửa, thấy đại tỷ xách vại nước đến liền giúp đại tỷ lấy nước nóng.

Trương thị bỗng nhớ đến một chuyện quan trọng, nói nhỏ với con gái nhỏ: “Hà Hoa, tối nay ngươi sang nhà thúc ngủ với đại đường tỷ, phòng đó để cho tỷ phu và tỷ tỷ ngươi”.

Phòng Trương gia không nhiều, trước Trương Tích Hoa chưa xuất giá thì hai tỷ muội ở chung một gian. Sau đại tỷ xuất giá, dĩ nhiên Trương Hà Hoa một mình ngủ ở phòng kia. Nghe mẹ nói xong Trương Hà Hoa cũng không có ý kiến gì, gật đầu nói: “Mẫu thân, ta biết rồi”.

Trương thị tức tốc rửa sạch tay, không yên lòng tự lẩm bẩm: “Không được, ta vẫn phải dọn sẵn giường cho tỷ phu và tỷ tỷ ngươi”.

Dứt lời, Trương thị gác chuyện trêи tay, đi về phía phòng ở của nữ nhi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.